Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Khi trẻ bị sởi các mẹ cần phải làm gì?


Sởi là bệnh mà ai ai cũng gặp trong đời 1 lần. Nó là bệnh khá nguy hiểm đặc biệt là trẻ nhỏ, nếu mẹ không chú ý kiêng cữ thì có thể sẽ gây biến chứng lớn đến cho trẻ.

Dấu hiệu, triệu chứng bênh sởi ở trẻ

- Trẻ biếng ăn, người hâm hấp sốt vài ngày rồi đột nhiên sốt hơi cao, tai lạnh hoặc tiêu chảy, ngủ hay giật mình.

Chăm sóc trẻ khi bị sởi cần chú ý những gì?

- Mệt mỏi, mắt cộm đỏ, chảy nước mắt, hắt hơi, sổ mũi, ho khan, họng đỏ.

- Có những chấm trắng bằng đầu kim mọc rải rác trong môi, má trước răng hàm, trán hoặc sau tai, sau gáy, lưng có 1 vài nốt đỏ như muỗi đốt.

Trẻ mắc sởi sẽ có dấu hiệu bệnh trong 3 ngày, mọc sởi 3 ngày, sởi thường mọc từ sau tai, mặt, cổ, lan xuống các chi. Khi sởi mọc đến bụng thì bắt đầu bay từ trên đầu dần xuống… Sởi bay 3 ngày là hết nốt ban, để lại nốt thâm sau khi bay.

Cách chăm sóc trẻ khi bị sởi

- Để trẻ nằm ở nơi thoáng khí, sáng, không nên kiêng khem quá mức, nên bỏ tập tục kiêng nước, kiêng gió. Vệ sinh răng miệng và thân thể cho trẻ.

- Nhỏ mũi, mắt cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý hoặc dung dịch nước nhỏ mắt mũi, ngày 3 - 4lần.

- Nếu không có biến chứng thì không cần dùng kháng sinh chỉ dùng Vitamin B1, C liều cao. Trường hợp sốt cao trên 39 độ thì có thể dùng thuốc hạ sốt.

- Trường hợp sởi có biến chứng (dấu hiệu trẻ vẫn sốt sau khi ban đã bay hết) phải đưa trẻ đến bệnh viện và điều trị kịp thời.


Cho trẻ gặp bác sĩ ngay khi hết ban mà vẫn sốt

- Chế độ ăn trong những ngày trẻ sốt cao thì nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước hoa quả đặc biệt là nhiều vitamin C như cam chanh.

- Khi trẻ bị tiêu chảy cho trẻ bú mẹ nhiều hơn, chú ý bù nước và điện giải cho trẻ để chống mất nước mất muối.

- Vệ sinh cơ thể, thay quần áo sạch hàng ngày cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

- Khi trẻ quấy khóc có thể bày trò cho trẻ chơi,….

Chú ý khi có những dấu hiệu bất thường như sốt cao khi đã bay hết ban thì đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét