Chàm là bệnh thường gặp ở trẻ và nó có thể gây nên những hệ lụy về da rất lớn nếu không biết cách phát hiện, chữa trị kịp thời. Vì vậy, các mẹ cần phải chú ý đến trẻ khi có những biểu hiện lạ trên da,
Cách nhận biết chàm ở bé
Bệnh thường xuất hiện khi trẻ khoảng 3 tháng tuổi trở lên thường xuất hiện ở mặt, hai bên má, có thể lan ra thân mình và tứ chi.
Ban đầu chỉ là những mẩn đỏ, rồi trở thành mụn nước nhỏ li ti, đỏ, nứt da, rịn nước (một số bé có da rất khô), đóng mài và tróc vảy. Trẻ mắc bệnh, cơ thể sẽ rất khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém.
Nhiều trẻ ngứa ngáy, khó chịu chà và gãi nhiều làm vỡ mụn nước, chảy máu dễ gây bội nhiễm. Nếu không giữ vệ sinh tốt, da bé rất dễ bị nhiễm trùng, khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đồng thời sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này.
Những vết chàm vỡ không bị nhiễm trùng sẽ để lại vảy kết trên mặt da. Bệnh sẽ thuyên giảm dần và có thể tự khỏi sau 4 tuổi. Nếu sau 4 tuổi trẻ vẫn chưa khỏi, bệnh sẽ tiến triển kéo dài, hay tái phát và trở thành chàm thể tạng rất nguy hiểm.
Chăm sóc bé khi bị bệnh chàm
- Bạn cần chăm sóc trẻ hết sức cẩn thận, không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa - gãi - ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da.
Nếu tắm xà phòng cho trẻ, tuyệt đối không dùng xà bông giặt đồ hoặc xà phòng có tính chất tẩy rửa, chỉ dùng các loại sữa tắm như: Cetaphil, Saforell, Physiogel…
- Mặc cho trẻ những quần áo mềm như cotton để tránh làm tổn thương da.
- Môi trường cần thoáng mát, không quá khô.
- Tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt, giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót cho bé (ít nhất ba lần trong ngày), tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu , thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé.
- Không nên chủng ngừa cho bé hoặc để bé tiếp xúc với những người mới vừa được chủng ngừa. Mục đích điều trị là nhằm bình thường hóa làn da, kéo dài thời gian lành bệnh, hạn chế tái phát, chứ không phải điều trị khỏi hẳn.
Cách phòng tránh bệnh chàm cho trẻ
- Khi trẻ còn bú mẹ, bạn nên ăn cá biển để tăng chất ARA, chất này giúp bé chống lại dị ứng. Bạn cũng hạn chế tối đa ăn trứng (và trứng cá), mỡ động vật, nội tạng động vật, trứng vịt lộn… để tránh gây dị ứng cho bé qua đường sữa.
- Nhà cửa, quần áo nên được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
- Không cho bé tiếp xúc với chó mèo khi đang mắc bệnh.
Hãy chú ý và giữ gìn sức khỏe cho trẻ các mẹ nhé!
0 nhận xét:
Đăng nhận xét