Thứ Năm, 2 tháng 11, 2017

Những sai lầm chết người” của mẹ khi bé bị thủy đậu

Thủy đậu là bệnh khá nguy hiểm nếu mẹ không biết cách chăm sóc cho trẻ đúng mực. Nó có thể gây nên những biến chứng lớn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng của trẻ….

Không nên tự ý mua thuốc bôi cho trẻ khi chưa có chỉ định

Kiêng quá kỹ gió, nước

Nhiều mẹ cho con kiêng thật kỹ gió và nước để tránh thủy đậu không lây lan hoặc đề phòng biến chứng. Tuy nhiên trên thực tế có trẻ vì kiêng quá kỹ dẫn đến nhiễm trùng ở các vết mụn nước. Trường hợp bị nhiễm trùng nặng, bội nhiễm, virus sẽ tấn công vào bên trong cơ thể qua chỗ da xước, gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí có thể gây tử vong cho trẻ.

Thay vào đó, các mẹ có thể tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu. Ngoài ra, cũng cần chú ý giữ sạch tay và cắt ngắn móng tay cho bạn. Với trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột talc hoặc phấn rôm vô khuẩn khắp người để trẻ bớt ngứa và không thể gãi được. Tránh gãi vì gãi làm nốt phỏng bị vỡ, có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn gây nguy hiểm.

Bôi tràn lan Xanh methylen, nghệ tươi khắp người

Khi thấy con bị thủy đậu, nhiều mẹ không cần tư vấn của bác sĩ đã nhanh chóng đi mua và bôi thuốc Xanh methylen chi chít cho con vào các nốt phỏng. Tuy nhiên, khi nốt phỏng chưa vỡ, thì việc bôi thuốc là không cần thiết, trẻ không thích vì nhem nhuốc, thậm chí còn gãi thêm.

Chỉ khi nốt phỏng vỡ, bạn mới tiến hành chấm trực tiếp thuốc Xanh methylen vào nốt vỡ làm se nốt và ngừa bội nhiễm vi khuẩn, sát trùng để khô nhanh. Chú ý không được bôi mỡ tetracyclin, mỡ penicillin hay thuốc đỏ. Ngoài ra, mẹ cũng không nên chọc nốt phỏng ra vì không có tác dụng gì.

Tắm nước lá cho trẻ

Theo chuyên gia thì các mẹ cũng không nên mua các loại lá về tắm để cho trẻ nhanh khỏi. Da trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất mỏng, cấu trúc chưa ổn định, chỉ bằng 1/5 da người lớn nên rất dễ bị tổn thương, dị ứng và nhiễm trùng.

Khi thấy các nốt đục thì nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ

Hơn 90% các bệnh về viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn tấn công từ bên ngoài trong khi đó các loại lá có thể sẽ không đảm bảo và có thể gây nên nguy cơ nhiễm khuẩn cao cho trẻ.

Không cách ly trẻ

Thủy đậu là bệnh lây lan rất nhanh, ngay trong thời kỳ ủ bệnh, tức trước khi chưa phát ban đã có thể lây bệnh cho người khác. Bệnh lây mạnh nhất vào thời điểm trước sốt 4 ngày và sau sốt 4 ngày. Vì vậy, khi trẻ bị thủy đậu cần cho trẻ cách ly để tránh lây nhiễm diện rộng và tránh tình trạng bội nhiễm cho trẻ. Tốt nhất là mẹ nên cho trẻ nghỉ học.

Những đồ dùng như quần áo, khăn mặt của trẻ cần được ngâm giặt bằng xà phòng, phơi nắng hay là ủi để diệt khuẩn.

Nghĩ nốt phỏng nổi càng nhiều càng tốt

Nhiều bố mẹ cho rằng để bé nổi bóng nước càng nhiều càng tốt, trong khi bệnh này bóng nước nổi càng ít càng tốt và phải điều trị sớm để bóng nước không nổi nhiều. Người lớn cần hiểu sức chú trọng việc tăng sức đề kháng cho trẻ tốt thì mới không bị nổi nhiều mụn

Nếu thấy nốt phỏng dạng nước đục mà không phải là màu trong có nghĩa là có bội nhiễm vi khuẩn hoặc khi thấy trẻ ho, sốt tăng trở lại mệt hơn, đau đầu, nôn, trẻ chậm chạp hơn... thì cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện vì rất có thể trẻ đã bị biến chứng.



Cần cung cấp vitamin đầy đủ cho trẻ để tăng sức đề kháng để sớm khỏi bệnh.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét