Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Nhận biết dấu hiệu nhận biết và cách trị bệnh sỏi thận

Nếu một ngày thức dậy bạn đi tiểu nhiều hơn và có cảm giác buốt dù cho lượng nước bạn dùng trong ngày không thay đổi thì cần chú ý thật kỹ. Có thể bạn đã bị sỏi thận rồi đấy!


Các chuyên gia cho rằng, sỏi thận hay sỏi tiết niệu là căn bệnh thường gặp trong thời gian gần đây. Căn bệnh khá nguy hiểm đối với sức khỏe con người nhưng nếu được phát hiện sớm và lựa chọn đúng phương pháp điều trị bạn có thể điều trị bệnh nhanh chóng và hiệu quả.

> Chú ý khối u tuyến yên ở những đàn ông đột nhiên bất lực
> Thủ phạm khiến quý ông giảm kích thước bộ phận sinh dục
> 4 bệnh lây truyền qua đường tình dục nam giới dễ mắc
> 7 nguyên tắc cần nhớ khi dùng kháng sinh

Triệu chứng nhận biết


Căn bệnh sỏi thân là hiện tượng chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận. Tình trạng lâu ngày kết lại thành sỏi. Chúng được tạo ra với nhiều nguyên nhân chủ yếu như uống ít nước, ăn uống nhiều canxi, rối loạn chuyển hóa.

Dấu hiệu sớm và thường gặp nhất của những người bị mắc sỏi thận là đi tiểu nhiều và buốt. Mặc dù lượng nước bạn uống vào không thay đổi theo hàng ngày. Khi tiểu buốt là do các viên sỏi đã xuống đến phần dưới của đường tiêu như niệu quản hay bàng quang.

Những bệnh nhân thường bị đau ở mạn sườn hay thắt lưng mà cơn đau chủ yếu nhất là nơi có sỏi. Ở một số trường hợp các cơn đau có thể di chuyển từ vùng bụng dưới đến đùi. Cơn đau có thể có lúc nhẹ nhưng cũng có lúc dữ dội. Đối với đàn ông còn có thể đau ở bìu và tinh hoàn.

Sỏi chuyển sang giai đoạn phát triển thành những viên to, bệnh nhân khó có thể vận động ngồi hay nằm ở một tư thế nhất định ở những thời gian dài. Khu vực bị ảnh hưởng bởi sỏi thận thường chịu áp lực gây nên cọ xát vào cơ quan nội tạng khiến cho bệnh nhân đau đớn hơn.

Bên cạnh đó ở bệnh này thường có trường hợp nước tiểu sẽ thay đổit màu sắc từ trắng đục đến đỏ hoặc có mủ, máu và mùi hôi khó chịu. Hơn nữa, buồn nôn hay nôn cũng là một trong những biểu hiện dẫn đến tình trạng của bệnh.

Các phương pháp điều trị bệnh


Nhờ sự phát triển mạnh mẽ của ngành Y – Dược, việc điều trị bệnh sỏi thận và sỏi tiết niệu đã có những bước tiến bộ rất lớn. Hiện nay, thay vì phẫu thuật bệnh nhân có thể sử dụng các phương pháp điều trị nội khoa, ngoại khoa hay kết hợp với các loại thuốc Tây và Đông Y cùng các liệu pháp ăn uống và luyện tập phù hợp nhất.

Bạn có thể kết hợp với các phương pháp điều trị dưới đây để có thể điều trị dứt điểm bệnh:

- Điều trị ngoại khoa.

Những viên sỏi có kích thước lớn hoặc đãbiến chứng thì thường được chỉ định áp dụng các phương pháp tán sỏi ngoài cơ thể, tán sỏi qua da hoặc phẫu thuật để việc lấy sỏi dễ dàng hơn. Tán soirn goài cơ thể sẽ được thực hiện bằng tia Laser hoặc song xung kích để phá bề mặt và đập vụn sỏi giúp cho cơ thể đào thải ra ngoài bằng đường nước tiểu.

- Tán sỏi ngược dòng

Với phương pháp này thì các bacs ĩ sẽ dùng ống soi niệu đạo đi từ niệu đạo đến bàng quang rồi lên niệu quản. Chúng sẽ tiếp cận trực tiếp đến các viên sỏ sau đó dùng nguồn năng lượng của tia laser hoặc khí nén để phá vụn sỏi. Cuối cùng là bước bơm rửa lấy hết sỏi ra ngoài.

- Lấy sỏi thận qua da

Cách này bác sĩ sẽ tạo đường hầm đi vào thận để đưa ống nội soi có đường kính từ 10 – 15mm vào để có thể tiếp cận với sỏi. Cách này sẽ tiến hành phá vỡ sỏi bằng tia laser hoặc khí nén hay siêu âm phá vỡ sỏi rồi lấy ra ngoài.

- Phẫu thuật nội soi lấy sỏi

Cách này được các bác sĩ chỉ định dành riêng cho các bệnh liên quan đến sỏi bể thận hoặc sỏi 1/3 trên niệu đạo.

Trên đây là một số dấu hiệu và cách điều trị bệnh sỏi thân thường thấy. Tùy thuộc vào đặc điểm bệnh các bác sĩ sẽ có những chỉ định hợp lý nhất. Điều quan trọng bạn nên chú ý đến sức khỏe và thăm khám thường xuyên để có thể phát hiện và điều trị bệnh sớm nhất.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét